Tuesday, March 18, 2008

Việt Nam: Thời kỳ bất an

Mời bà con tham khảo bài đánh giá mới nhất của Ngân hàng Credit Suisse về Kinh tế Việt Nam nhé. Các đánh giá này theo tôi là rất có giá trị trong việc đưa ra các quyết định đầu tư trong trung hạn.

Sau đây là phần trích lược báo cáo Quý II, 2008 về các thị trường mới nổi của Ngân hàng Credit Suisse, ra ngày 12/03/2008:

· Lạm phát và các hậu quả của tín dụng quá mức là những mối quan ngại chính của Việt Nam hiện nay. Dòng vốn ngoại cao kỷ lục và việc mở rộng nền kinh tế nhanh chóng đang gây áp lực giá cả lên hàng loạt các lĩnh vực, và trọng tâm là lương thực và năng lượng. Nhưng tác động lên chỉ số giá cả hàng tiêu dùng (CPI) đang ngày càng mở rộng và được phản ánh trong việc tăng tiền lương, giá tài sản và tăng trưởng tín dụng, cùng với việc xuất hiện các giới hạn về phía cung. Chỉ số CPI tháng Hai lập kỷ lục ở mức 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

· Hiện nay, chúng tôi cho rằng Chính phủ đang rất thận trọng trong việc giải quyết vấn đề này, nhưng chính sách vĩ mô nên cương quyết hơn. Các cơ quan chức năng muốn hạ kiềm chế lạm phát, nhưng vẫn muốn duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bốn lần thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong những tháng gần đây đã dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền đồng và làm cho lãi xuất qua đêm tăng lên đến 41%, những các biện pháp đó vẫn chưa chứng minh được tín hiệu quả của nó. Theo quan điểm của chúng tôi, lạm phát cao và chu kỳ bùng phát-đổ vỡ là một khả năng hiện hữu trong vòng 12 tháng tới.

· Một khả năng là chính sách tỷ giá và chúng tôi cho rằng tỷ giá đồng tiền Việt Nam sẽ tăng 4-5% trong năm nay, và đến cuối năm tỷ giá giữa VND và USD sẽ là khoảng 15.200. Việc nới rộng biên độ tỷ giá lần hai có thể được thực thi trong vòng 3 tháng tới, cũng nằm trong chính sách dài hạn về tỷ giá. Theo chúng tôi, việc nâng tỷ giá một cách đáng kể thẻ hiện lựa chọn “ít xấu hơn” của Chính phủ. Nhưng có thể cần phải nâng tỷ giá lên 12% để làm cân bằng các mất cân đối về cơ cấu trong ngắn hạn, mặc đù các điều chỉnh về thương mại có thể làm xấu hơn nữa tình trạng thâm hụt trong cán cân thanh toán.

· Động thái chính sách bổ xung đang được chờ đợi, gồm có các kiểm soát giá cả có lựa chọn và các đợt tăng lãi xuất và dự trữ bắt buộc trước Quý 3. Các ngân hàng đang ở dưới sức ép tăng lãi suất, nhưng chúng tôi cho rằng tỷ lệ chiết khấu có thể tăng 1% nữa lên thành 7% trong Quý I năm 2009.

· Mặc dù có các vấn đề tài chính, Việt Nam vẫn cho thấy sự tăng trưởng thực tế mạnh mẽ trong trung hạn nếu nền kinh tế có thể duy trì được nền tảng vững chắc của mình. Khu vực tư nhân vẫn rất lành mạnh, được khuyến khích bới đầu tư ổn định và một khu vực tiêu dùng mới nổi. Tiêu dùng cho hạ tầng cơ sở lớn cũng sẽ góp phần đáng kể cho việc tăng trưởng GDP, như các dự án công cộng đã đwocj lên kế hoạch sẽ được tăng tốc trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng tối điều chỉnh lại dự báo của mình từ mức 9,1% xuống 8,5% trong chỉ số tăng GDP, do khả năng ảnh hưởng của các biện pháp kiểm soát lạm phát.

· Xuất khẩu tiếp tục mở rộng, Quý I tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc gia nhập WTO và phát triển cơ sở xuất khẩu có tác động tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên nhu cầu cao trong nhập khẩu hàng hóa vốn cho sản xuất và giá cả cao đã làm tăng thậm hụt cán cân thương mại, ước tính lên đến mức 20% GDP so với mức 14% năm 2007. Thâm hụt có thể hạ xuống khi các nhà máy lọc dầu được đưa vào sử dụng vào năm 2009, tuy nhiên, Việt Nam có nhiều khả năng là vẫn thậm hụt thương mại trong vòng 5 năm tới.

· Sự phát triển của thị trường vốn có thể là vẫn yếu trong năm thứ hai liên tiếp do Việt Nam tập trung tăng cường tài chính và cải thiện chất lượng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính. Chúng tôi cho rằng tiến độ niêm yết các doanh nghiệp Nhà nước vẫn sẽ diễn ra chậm chạp và kế hoạch niêm yết Vietcombank trị giá 10 tỷ USD bây giào vẫn đang bị trì hoãn. Việc phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1 tỷ USD lại tiếp tục bị trì hoãn, mặc dù việc này không ảnh hưởng xấu đến việc cân bằng ngân sách. Moody đủ tự tin để nâng xếp hạng tín dụng của Việt Nam lên một bậc thành Ba2, nhưng các điều kiện kinh tế có thể thay đổi bất kỳ quyết định nào vượt qua năm nay; các động thái của các tổ chức xếp hạng khác thì dường như không có trong năm 2008.

(Source: “Vietnam: Time to Be Very Nervous”, Credit Suisse, 13 March 2008)

0 Comments: