Friday, April 25, 2008

Thị trường trở về giá trị thực qua thời kỳ xuống dốc không phanh

Với nhà quản lý: Giá CP trước đây đã bị "thổi lên" quá cao. Thị trường bây giờ mới là phản ảnh giá trị thực của nó.

Với nhà đầu tư trong nước: Bao giờ mới lấy lại được vốn đây. Càng "quẫy" càng chết

Với nhà đầu tư nước ngoài: Giá bây giờ cực thấp, "quá ngon"

Xin mời đọc toàn văn bài viết trên "The Financial Times".


Thị trường trở về giá trị thực qua thời kỳ xuống dốc không phanh

By Amy Kazmin, 22/04/2008

Trong văn phòng nhỏ của Công ty Chứng khoán Mê Kông nằm trong con ngõ nhỏ giữa thủ đô Hà Nội, một nhóm các nhà đầu tư đang buồn rầu nhìn vào màn hình máy tính xách tay, theo dõi sự đi xuống chậm rãi của thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Mới chỉ một năm trước đây, Công ty Chứng khoán Mê Kông, giống như phần lớn các công ty chứng khoán của Việt Nam, cứ mỗi buổi sáng là chật cứng các nhà đầu tư, họ là những người đã đổ những tiền tiết kiệm của mình vào thị trường khiến cho nó tăng lên tới 144% trong năm 2006.

Những ngày này, văn phòng công ty hoàn toàn vắng vẻ, trừ một vài người đang cố rút khỏi thị trường đã tuột dốc tới 42,4% trong năm nay.

Trong số họ có nhà đầu tư Lê Thu Hà, 27 tuổi, vào tháng 10/2006 theo sự quyến rũ của những âm thanh êm ái tràn ngập thị trường khi đó đã bỏ việc ở một công ty xuất-nhập khẩu để dành toàn bộ thời gian cho việc quản lý danh mục đầu tư của mình trên thị trường. Khi đó chị đã đổ vào thị trường số tiền là 31.000 USD, nhưng số vốn này bây giờ đã tiêu tan gần hết.

Chị nói: “Tôi muốn rút khỏi thị trường, nhúng bây giờ lại không phải lúc. Đã quá muộn rồi”

Với nhiều nhà đầu tư Việt Nam, sự suy giảm gần đây của thị trường 8 năm tuổi là một cơn bão tài chính nặng nề, có thể có ảnh hưởng lâu dài tới những khát khao đầu tư cổ phiếu.

“Nhiều người mới ra nhập thị trường có cảm giác là họ mất rất nhiều tiền trong một thời gian rất ngắn”, theo lời ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), một công ty quản lý các lợi ích của một số Doanh nghiệp Nhà nước đã niêm yết trên thị trường.

“Họ đã cố bù đắp các khoản thua lỗ trên thị trường, nhưng càng cố thì lại càng lỗ”

Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị tổn thương một cách vô tình do hoạt động gần đây của chính phủ trong việc chống lạm phát và hạ nhiệt thị trường bất động sản thông qua việc siết chặt tiền tệ.

“Tính thiếu thanh khoản đã làm đóng băng thị trường bất động sản, nhưng hệ quả không mong đợi là đã làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán”, theo lời ông Dickon Verey, trưởng phòng kinh doanh của Công ty Chứng khoán Mê Kông.

Thị trường – đã từng lên đến đỉnh điểm vào tháng 3/2007 – đã đánh mất sinh lực vào cuối năm ngoái, do bị kẹt bởi những hạn chế đối với việc ngân hàng cho vay mua chứng khoán, khối lượng khổng lồ của các đợt phát hành cổ phiếu mới và những lo ngại về ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế thế giới đến Việt Nam. Thị trường đến cuối năm 2007 tăng khoảng 25%.

Tuy nhiên, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư cho rằng quyết định của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 2 vừa qua về việc rút 1,26 tỷ USD ra khỏi hệ thống tài chính – thông qua việc phát hành tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại – đã đẩy thị trường vào tình trạng xuống dốc không phanh.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị chặn cửa mua chứng khoán do không có khả năng tiếp cận nguồn tiền đồng khi ngân hàng dừng mua USD.

Kể từ đó, các cơ quan quản lý cố gắng một cách thiếu bình tĩnh trong việc vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư bằng nhiều biện trong trong đó có việc thu hẹp biên độ giao dịch trong ngày.

Vào đầu tháng 3/2008, SCIC cũng bắt đầu lựa chọn cổ phiếu để mua vào coi như là một “chức năng công” nhằm hỗ trợ thị trường, mặc dầu ông Lai nói rằng ông bị cấm tiết lộ các thông tin chi tiết về việc mua đó.

Các nhà đầu tư nước ngoài một lần nữa lại chọn mua các cổ phiếu blue-chip của Việt Nam. Các cổ phiếu này hiện đang có giá hấp dẫn với hệ số P/E trung bình là 13, so với lúc đỉnh điểm hệ số này ở mức 35.

“Trong một thời gian dài, giá của nhiều cổ phiếu đã bị thổi phồng – không phản ánh giá trị thực, nội tại của cổ phiếu”, ông Lai nói. “Bây giờ, thị trường đã trở về giá trị thực của nó. Chúng ta không nói rằng “thị trường suy thoái mà là sự trở lại giá trị thực của thị trường”

Hiện nay, các nhà đầu tư Việt Nam đặt lệnh với nhiều lo âu, việc đưa họ nhìn đúng giá trị thực của cổ phiếu sẽ không dễ dàng gì.

(Nguồn: The Financial Times, 22 April 2008)

Sunday, April 13, 2008

Chứng khoán Việt Nam - Bong bóng chứng khoán lần đầu tiên bị vỡ

Gọi cho đúng tên nhé: Thị trường sụp đổ (giảm tới 44% thì không gọi là sụp đổ thì gọi là gì); Các nhà đầu tư trong nước = Các "con bạc". Xin mời đọc toàn văn bài viết trên "The Economist", tạp chí kinh tế hàng đầu trên thế giới nhé.

Chứng khoán Việt Nam - Bong bóng chứng khoán lần đầu tiên bị vỡ

The Economist, 03/04/08

Ở Việt Nam, cũng như ở các nước Đông Nam Á khác, hầu hết mọi thứ đều tăng giá – thực phẩm, nhiên liệu, nhà cửa. Nhưng cổ phiếu lại đi theo hướng ngược lại. Các thị trường chứng khoán trong khu vực bị suy giảm trong Quý I, sự suy giảm tồi tệ nhất trong vòng vòng sáu năm trở lại đây. Không có nơi nào bị thiệt hại nặng nề như thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường chứng khoán non trẻ nhất trong khu vực: chỉ số thị trường giảm tới 44% trong Quý I (xem đồ thị). Các nhà đầu tư nhỏ của nước Việt Nam XHCN nồng nhiệt chào đón CNTB ngay sau khi thị trường chứng khoán được thành lập vào năm 2000. Nhưng trong những tháng vừa qua, họ đã thấy được mặt trái của thị trường khi lần đầu tiên bong bóng thị trường nổ tung.





Tâm trạng u buồn tràn ngập các công ty chứng khoán trái ngược hẳn với hình ảnh đầu năm ngoái (2007), khi các “sàn giao dịch” chật ních các đầu tư nhỏ náo nhiệt, mắt dán chặt vào các màn hình lớn hiển thị giá khi giá cổ phiếu tăng lên các đỉnh cao một cách vô lý. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã cảnh báo các nhà quản lý nhằm hạ nhiệt thị trường. Cơ quan quản lý đã làm theo cảnh báo, chỉ thị cho các ngân hàng dừng cho các cá nhân và các công ty vay để đầu cơ vào cổ phiếu. Việc này đã làm cho bong bóng thị trường xì hơi đôi chút. Vào tháng Giêng năm nay, biện pháp này đã được gỡ bỏ một phần.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lúc này lại chịu sức ép của những lo ngại về tình trạng lạm phát trong nước và sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Để kiềm chế cơn bão lạm phát – gần 20% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái – Chính phủ đã áp dụng lại các biện pháp kiểm soát tín dụng, và các biện pháp lần này được áp dụng rộng rãi hơn lần trước, nhằm giảm thiểu các hoạt động đầu cơ chứng khoán. Điều này càng làm cho thị trường chứng khoán suy giảm hơn nữa.




Cơn lũ bán ra mang màu đỏ


Trong vài tuần gần đây, khi đà xuống dốc gia tăng, những ngân hàng trước đây đã cho những nhà đầu tư thất bại vay vốn nhận ra mình đang giữ những cổ phiếu như đồ thế chấp, bèn quăng chúng vào thị trường, làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chính phủ bắt đầu lo sợ điều này có thể đặt chương trình cổ phần hoá của Chính phủ ở vào thế rủi ro. Chính phủ đã chỉ thị cho Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), một công ty nắm giữ phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, mua vào lại các cổ phiếu để hỗ trợ cho thị trường. Mặc dù việc này không phải là chưa có tiền lệ (nước Anh cũng thực hiện việc mua lại tương tự như vậy khi việc tư nhân hoá BP, một công ty dầu mỏ, bị ảnh hưởng lớn do sự sụp đổ của thị tường chứng khoán năm 1987), ý tưởng đó vướng phải sự phản đổi của chính SCIC.


Do đó, ngày 27 tháng 3, một biện pháp quyết liệt hơn được thực hiện, xiết lại những biến động giá các cổ phiếu do các cá nhân nắm giữ theo biên độ 1% trong ngày giao dịch. Các ngân hàng cũng được yêu cầu ngưng không giải chấp các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Các biên pháp này, dự kiến là thực hiện tạm thời, đã thành công trong việc ngăn chặn thị trường sụp đổ. Ngày 3 tháng 4, Chính phủ lại thông báo nới rộng biên độ giao dịch ra thành 2%.


Cho đến nay, dường như các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từng trải nghiệm với những thăng trầm trong đầu tư trên thị trường chứng khoán, vẫn kiên định. Cơ quản quản lý thị trường, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước, trong tuần này cho biết rằng các nhà đầu tư nước ngoài là những người mua nhiều hơn bán trong giai đoạn từ đầu năm đến nay. Chỉ có những “con bạc” trong nước là những kẻ sợ hãi và rút tiền ra khỏi thị trường. Mặc dù một số người sẽ mất một phần tiền tiết kiệm của cả đời, nhưng con số này này tương đối ít - có lẽ có nửa triệu người đầu tư vào thị trường chứng khoán trong một nước có 85 triệu dân - vì vậy ảnh hưởng về tài sản nói chung nên nền kinh tế có thể được hạn bớt.


Ông Dominic Scriven thuộc công ty Dragon Capital, một công ty đầu tư đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng trên thị trường chứng khoán trong cái rủi có cái may. Trước khi thị trường đổ vỡ, nhiều công ty thấy rằng quá dễ để phát hành cổ phiếu trên thị trường, do đó chúng không chịu áp lực phải cải thiện công việc quản lý công ty. Dòng cổ phiếu phát hành thêm liên tục đã pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, góp phần vào sự đổ vỡ của thị trường. Có quá nhiều công ty chứng khoán mới được thành lập và các công ty không chuyên về tài chính đã sao lãng mảng kinh doanh cốt lõi của mình để chạy theo cám dỗ nhất thời trong đầu tư vào chứng khoán. Bây giờ, cú “chấn động” vừa rồi dường như lại là hữu ích. Ông Scriven nói: “Chúng tôi học được nhiều điều từ sự đổ vỡ vừa qua của thị trường”.


(Nguồn: The Economist, ngày 3 tháng 4 năm 2008)

Bạn có muốn nghe đọc không? (Audio)

Saturday, April 05, 2008

Làm gì khi thị trường suy giảm

Thị trường đang ở vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Chính phủ thì lúng túng trong điều hành vĩ mô gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường. Tốt nhất là đọc, đọc và đọc, theo như lời khuyên của bài viết này.

Làm gì khi thị trường suy giảm

Thị trường tồi tệ có làm bạn thất vọng không? Sau đây là một vài điều có thể là hữu ích đối với bạn:

1. Hãy quên đi những cảm xúc của bạn

Bạn có một danh mục đầu tư đa dạng không? Bạn có đầu tư nhiều vào các cổ phiếu truyền thống không? Bạn có ở vị thế dài hạn (10 năm hoặc hơn) cho đến khi bạn cần tiền không? Nếu câu trả lời là “có” cho một hoặc tất cả các câu hỏi trên thì bạn có thể cần xem lại các cảm xúc của bạn, đừng hoảng sợ, vượt qua cảm giác đó và thực hiện …đầu tư vào nhiều CP hơn

2. Bạn đang làm cái quỷ gì trên thị trường?

Cái ngược lại với điều 1 ở trên: bạn có một danh mục đầu tư không được đa dạng lắm phải không? Bạn đã đầu tư vào mấy thứ “rác rưởi” đúng không? Bạn chỉ có một thời gian ngắn nữa là sẽ cần món tiền bạn đang đầu tư phải không? Bạn đang chuẩn bị nghỉ hưu phải không?

Nếu câu trả lời là “có” cho một hay tất cả các câu hỏi ở trên thì bạn cần phải cân nhắc cẩn thận để thoát ra khỏi thị trường trước khi nó đi xuống đến chỗ làm cho bạn thua lỗ hơn nữa, kéo dài thời gian làm việc (trước khi được nghỉ hưu), hay thậm chí còn tệ hơn nữa là bị đuổi ra khỏi ngôi hnhà của chính bạn… Nên nhớ một nguyên tắc đơn giản của thành công là: nếu bạn không cần lợi nhuận thì dù gì điều đó cũng không thể diễn ra, vậy tại sao lại chấp nhận rủi ro?

3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: (không thích hợp lắm cho VN)

10. Học một ngoại ngữ

Bạn đã đọc cuốn “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman chưa? Đó là một cuốn sách tuyệt vời với một ý tưởng ẩn chứa trong đó: nhờ có công nghệ, sáng tạo và một số yếu tố khác nữa, thế giới không còn là tập hợp các quốc gia như các ốc đảo riêng lẻ mà là một cộng đồng các nền kinh tế và nhiều thứ khác nữa được kết nối với nhau trên quy mô toàn cầu.

Mặc dù các thị trường toàn cầu chao đảo ngày hôm qua và (hy vọng thế) trong phút chốc nào đó nó có thể nổ tung, các cơ hội đang trở lại có nhiều quốc gia đang khai thác tốt những co hội đó.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu các cơ hội đầu tư ở các nơi khác nhau trên thế giới, tôi thành thực khuyên bạn nên tránh xa việc đầu tư vào các công ty tư nhân (trừ khi bạn thực sự muốn thử thách, lựa chọn các công ty tư nhân trong bất kỳ thị trường nào như là một việc khó để thực hiện đầu tư). Thay vào đó, hãy xem xét sử dụng một cái gì đó chẳng hạn như quỹ đầu tư chỉ số ngoại tệ để chọn cho mình một nước để đầu tư.

11. Bắt đầu đọc sách

Thay vì xem chương trình “thần tượng âm nhạc” tối nay thì bạn hãy dùng thời gian để đọc báo… tạp chí…Barron’s, Nhật báo Phố Wall, hoặc tốt nhất là một cuốn sách về đầu tư. Trong khi có khá nhiều sách về kỹ thuật đầu tư để lựa chọn đọc, thì tôi cho rằng đa số mọi người sẽ muốn đọc thứ gì đó nhẹ nhàng, dễ hiểu nhưng có tính giáo dục cao. Trong khi tôi không nhất thiết phải đồng ý hay tán thành tất cả những điều đã đọc được trong sách, tôi đã đọc hàng chục cuốn và để gợi ý cho bạn thì một số cuốn hiện ra ngay trong ý nghĩ của tôi, đó là:

- Bạn đã thua lỗ, bây giờ thì sao? Là thế nào để chiến thắng khi thị trường suy giảm và có thể nghỉ hưu đúng tuổi (Jonathan Clements) - You’ve Lost It, Now What? How to Beat the Bear Market and Still Retire on Time

- Nhà Triệu phú ở kế bên nhà bạn (Stanley và Danko) - The Millionaire Next Door

- Chín bước để đi tới tự do về tài chính (Suze Orman) - 9 Steps to Financial Freedom

- Rắc rối với các Quỹ tương hỗ (Richard Rutner) - The Trouble With Mutual Funds

- Cha giầu, cha nghèo (Robert Kiyosaki) - Rich Dad, Poor Dad

- Bạn không bao giờ có thể trở thành quá giàu (Alan Haft) - You Can Never Be Too Rich

Kết luận

Dù cho thị trường tốt hay xấu thì tôi hy vọng rằng những ý kiến trên của tôi sẽ giúp bạn phần nào. Khi cho rằng thế giới không thể dễ dàng bị thiêu rụi thì tôi chân thành chúc bạn gặt hái được nhiều thành công.

(Nguồn: http://www.alanhaft.com/blog/2008/01/23/how-to-deal-with-a-bear-market)